Internal link là gì? 9 cách sử dụng Liên Kết Nội Bộ để đẩy top từ khóa

Liên kết nội bộ hay internal link là một chiến lược SEO đơn giản nhưng hiệu quả mà nhiều anh chị vẫn hay bỏ quên nó. Đặc biệt là Newbies

Anh chị đã bao giờ thực hiện case study tăng trường thứ hạng và traffic chỉ bằng liên kết nội bộ chưa? Dưới đây là 9 chiến lược liên kết nội bộ mà anh chị có thể sử dụng để tăng cường thứ hạng cho các trang của mình.

Tuy nhiên trước tiên, anh chị cần hiểu bản chất của Liên kết nội bộ là gì.

Internal Link là gì?

Internal link là loại liên kết kết nối các trang khác nhau bên trong cùng một tên miền (hoặc website). Chúng cho phép người dùng điều hướng dễ dàng trên site và cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như mối quan hệ giữa các trang . Từ góc độ SEO, internal link là một công cụ mạnh mẽ trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm bởi vì nó giúp phân phối giá trị (link juice) giữa các trang và hướng lưu lượng truy cập đến những phần quan trọng nhất của trang web .

Vai trò của Internal Link trong SEO

Tối ưu hóa Trải nghiệm Người Dùng

Khi người dùng tìm kiếm thông tin, đa phần họ mong muốn có được một trải nghiệm liền mạch, nơi mà thông tin được kết nối với nhau một cách logic. Internal links giúp xây dựng cầu nối giữa các nội dung liên quan, từ đó giữ chân khách truy cập lâu hơn và tăng khả năng chuyển đổi .

Cải thiện Hiệu suất SEO

Các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng các internal links để thu thập thông tin và xác định mức độ quan trọng của từng trang. Hơn nữa, chúng còn giúp xác định chủ đề chính của mỗi trang, từ đó nâng cao khả năng xếp hạng từ khóa. Khi sử dụng internal links một cách hợp lý, bạn có thể tăng cường sức mạnh của những trang khác nhau trên cùng một website .

Các loại Internal Link

Sự phong phú trong cách tạo ra internal link là rất đa dạng, bao gồm:

  1. Navigational Links (Liên kết điều hướng): Những liên kết nằm trong menu điều hướng chính của website, giúp người dùng truy cập nhanh chóng đến các trang quan trọng.
  2. Contextual Links (Liên kết ngữ cảnh): Những liên kết xuất hiện trong nội dung của bài viết, dẫn đến các trang liên quan khác, giúp cung cấp thêm thông tin cho người đọc.
  3. Footer Links (Liên kết chân trang): Liên kết xuất hiện ở phần chân trang của website, thường dẫn đến các trang như Chính sách bảo mật, Điều khoản dịch vụ, hoặc các trang quan trọng khác.
  4. Related Links (Liên kết liên quan): Những liên kết dẫn đến các bài viết hoặc sản phẩm có liên quan, thường được hiển thị ở cuối bài viết.
  5. Breadcrumb Links (Liên kết bánh mì): Những liên kết hiển thị vị trí của trang hiện tại trong cấu trúc website, giúp người dùng dễ dàng quay lại các trang trước đó.
  6. Image Links (Liên kết hình ảnh): Những hình ảnh được liên kết đến các trang khác, giúp tăng tính tương tác và dẫn dắt người dùng đến thông tin bổ sung.
  7. Silo Links (Liên kết silo): Là cách tổ chức nội dung theo chủ đề, giúp tạo ra các mối liên hệ giữa các trang trong cùng một chủ đề, hỗ trợ SEO.

9 Cách đẩy Top từ khóa bằng chiến lược sử dụng liên kết nội bộ

Cùng nghiên cứu kĩ từng phương pháp và chọn lọc cho website của mình nào.

1. Liên kết nội bộ tự nhiên

Đây là chiến lược mà em hay sử dụng nhất vì nó đơn giản và hiệu quả. Anh chị chỉ cần truy cập Google, sử dụng toán tử site:url “từ khoá”. Tìm tất cả bài viết có chứa từ khoá đó trên website của anh chị, gom nhóm nội dung và bắt đầu liên kết chúng lại với nhau trong ngữ cảnh phù hợp.

Tuy nhiên đây là cách làm khi anh chị không phải người làm bộ từ khóa tổng thể hoặc nhận SEO website cũ. Còn khi anh chị tự làm từ khóa tổng thể cho website thì tất cả các từ khóa, cụm từ khóa phải được phân chia rõ ràng theo cấu trúc và được note lại File. Việc liên kết nội bộ được thực hiện ngay khi đăng content. Nó chính là mục (4) bên dưới.

2. Xây dựng liên kết nội bộ từ bài viết mới đến các bài viết cũ và ngược lại

Khi anh chị xuất bản một bài viết mới, cần phải xây dựng ngay liên kết nội bộ từ bài viết đó đến các bài viết khác trên website của mình. Ngược lại anh chị cũng cần xây dựng liên kết từ các trang khác đến bài viết mới, điều này sẽ giúp Google dễ dàng phát hiện bài viết mới của anh chị lập chỉ mục và xếp hạng chúng nhanh hơn.

Anh chị nên xây dựng ít nhất một liên kết nội bộ đến bài viết mới bằng Link Whisper, nó sẽ giúp anh chị tránh được những bài viết mồ côi (bài viết không có liên kết nội bộ) trong tương lai. Nếu audit website cũ, anh chị có thể sử dụng phần mềm Screaming Frog để tìm và sửa lỗi Trang mồ côi.

Chỉ mất vài giây với Link Whisper để nhận gợi ý và đánh dấu vào ô bên cạnh các liên kết nội bộ mà anh chị muốn, tất cả chúng đều được xây dựng tự động sau khi anh chị thực hiện lựa chọn của mình.

3. Đa dạng Anchor Text cho các liên kết nội bộ

Có nhiều người nói rằng anh chị cần có một công thức tỉ lệ anchor text khi xây dựng liên kết nội bộ. Quên điều đó đi vì nó thực sự không quan trọng đâu, nhưng anh chị cần đa dạng hơn các anchor text cho liên kết nội bộ của mình với các từ khoá chính xác, từ khoá mở rộng, url, hình ảnh, các từ khoá chung chung (nên hạn chế) như “tại đây” và đặc biệt là các từ khóa thực thể, từ khóa Semantic.

Hãy tìm kiếm “Entites keyword”, “Semantic keyword” bằng các công cụ như Topicalrelevance, Google Natural Language (NLP), Entitieschecker

Xây dựng càng nhiều liên kết nội bộ càng tốt miễn là tất cả chúng đều đặt trong văn cảnh phù hợp, không bị ngượng ép như thể anh chị cố gắng đưa từ đó vào để thêm liên kết nội bộ. Sử dụng ChatGPT nếu anh chị cần trợ giúp về ý tưởng.

4. Xây dựng liên kết với cụm chủ đề (topic cluster)

Một cụm chủ đề đề sẽ bao gồm một trang trụ cột (chủ đề chính) – là cái nhìn tổng quan về chủ đề mà anh chị muốn xây dựng uy tín, nó sẽ giới thiệu và liên kết với bài viết hỗ trợ (chủ đề phụ liên quan), các bài viết hỗ trợ cũng sẽ được liên kết về trang trụ cột và liên kết với nhau thành một vòng tròn tuần tự tăng dần về độ sâu của nội dung.

Lý do chính để làm như vậy là giúp người đọc và các công cụ tìm kiếm hiểu được website của anh chị và mức độ liên quan của nội dung, giúp người đọc khám phá các nội dung đó nhanh hơn.

Cách em thường gắn link nội bộ theo Topic cluster:

Ví dụ có 5 bài con và 1 bài chính:

– 5 bài con trỏ qua lại lẫn nhau:
1 – 2
1 – 3
1 – 4
1 – 5
2 – 3
2 – 4
2 – 5
3 – 4
3 – 5
4 – 5
– 5 bài trỏ về trang chính: 1,2,3,4,5 – chính.

5. Xây dựng liên kết từ các trang có hồ sơ backlink mạnh mẽ

Anh chị muốn phân phối thẩm quyền và xếp hạng từ các trang có hồ sơ backlink cao cấp đến các trang khác trên website của mình, hãy thêm liên kết nội bộ từ các trang này đến bài viết mà anh chị muốn thúc đẩy thứ hạng SEO.

Điều quan trọng cần lưu ý là anh chị cần đảm bảo rằng mình không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi liên kết các chủ đề không liên quan.

Anh chị cũng cần phải xem xét đến trải nghiệm người dùng, liên kết cần phải đặt trong bối cảnh có ý nghĩa với người đọc và tự nhiên.

6. Sửa các liên kết bị hỏng

Nếu anh chị xoá các trang được liên kết với nhau từ trước đó, lỗi 404 sẽ xuất hiện khi người dùng và công cụ tìm kiếm cố gắng truy cập bài viết đó. Liên kết nội bộ bị hỏng có thể gây tổn hại đến xếp hạng website và trải nghiệm người dùng.

Anh chị có thể sử dụng các công cụ như ScreamingFrog, Semrush và GSC để tìm các liên kết bị hỏng, loại bỏ hoặc thay thế chúng bằng các liên kết khác, cố gắng đảm bảo anchor text trông tự nhiên.

Anh chị có thể đọc thêm bài viết hướng dẫn sử dụng Screaming Frog của em ở đây: https://www.facebook.com/groups/nghienseo/posts/1291484294854904/

7. Xây dựng liên kết đến các trang có thứ hạng cao

Thường sẽ có một số trang xếp hạng cao hơn những trang còn lại, đây là các bài viết thu hút traffic và chuyển đổi nhiều nhất trên website nên anh chị sẽ muốn có nhiều liên kết nội bộ hơn đến chúng. Chiến lược này cho các bot công cụ tìm kiếm biết rằng chúng là các trang quan trọng nhất trên website của anh chị và do đó chúng sẽ được xếp hạng cao hơn.

8. Xây dựng liên kết nội bộ từ các trang có thứ hạng cao

Fact: Đối với cả Backlink và link nội bộ thì Traffic page là yếu tố ngon nhất. Và hãy tối ưu nội dung để người dùng click vào link nội bộ hoặc backlink. Phát huy tối đa sức mạnh của backlink và link nội bộ. Khi tư vấn dịch vụ backlink, Hieuaccount Agency luôn nhắc khách hàng tối ưu thật kĩ liên kết nội bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Đây là chiến lược đánh các keywork có độ khó thấp. Sau khi các bài viết đó được ranking, có traffic thì chúng ta sẽ vào trang đó sửa các keywork anh chị muốn SEO để thúc đẩy ranking.

Anh chị có thể sử dụng Google search console, tìm các từ khóa đang ở top 4 – 10, sau đó dùng các từ khóa đó để sửa như đã nói ở trên. Thúc đẩy ranking. (Nói về thống kê từ khóa thì không có công cụ nào chính xác hơn GSC nên em vote dùng).

Anh chị có website lớn có thể đọc bài hướng dẫn xuất File GSC không bị giới hạn 1000 data của em.

9. Liên kết nội dung quan trọng nhất trên trang chủ, menu, sidebar và footer

Chiến lược cuối cùng là liên kết các nội dung quan trọng nhất trên website của anh chị ở những nơi mà mọi người và bot của Google có thể thấy bất cứ khi nào như trang chủ, menu, sidebar và footer. Bạn nên phân phối các trang quan trọng trên các thành phần này một cách hợp lý để tận dụng hết sức mạnh liên kết từ chúng, không nên spam và lặp lại ở tất cả các vị trí trên. Liên kết đặt ở trang chủ sẽ là mạnh mẽ nhất, sau đó đến menu, footer và sidebar.

Fact: Một website có cấu trúc nội bộ tốt là website cân đối được số lượng link nội bộ theo cấu trúc SEO.

Hiểu như sau:

  • Trang chủ là trang nhận được nhiều liên kết nội bộ nhất
  • Tiếp theo đến các danh mục
  • Tiếp theo nữa là đến các trang cần SEO
  • Cuối cùng là các trang còn lại.

Để cân bằng được link nội bộ theo đúng ý muốn thì cần chú ý các link đến từ menu, footer và sidebar.

Còn chiến lược liên kết nội bộ nào anh chị đang sử dụng mà chưa được liệt kê ở đây không? Để lại ý kiến của anh chị dưới phần bình luận và cho Hieuaccount Agency biết suy nghĩ của anh chị về các chiến lược liên kết nội bộ ở trên nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *