Cách chạy quảng cáo facebook ads hiệu quả 2022

Có phải bạn đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau?

  • Tự chạy quảng cáo Facebook thì bắt đầu từ đâu?
  • Chạy quảng cáo Facebook ads thế nào ra nhiều đơn?
  • Làm thế nào để để tối ưu chi phí quảng cáo, gia tăng lợi nhuận

Đừng lo, Hieuaccount Agency sẽ chia sẻ với bạn bằng kinh nghiệm thực chiến 100+ dự án của mình những kiến thức mà CHƯA AI CHIA SẺ.

Tôi cũng đã từng giống bạn

Trước khi vào nội dung của bài, tôi muốn bạn biết điều này.

Lắm “thầy” thì nhiều “ma” – điều mà tôi nhận ra khi mày mò tự học quảng cáo Facebook ads trên mạng. Lúc đó tôi bị “loạn thông tin” không biết áp dụng cái nào. Đánh liều test thử thì lúc ra kết quả tốt, lúc lại Fail sấp mặt.

Điều mà những người mới vào nghề cần là một nguồn thông tin “Đúng – Đủ – Cập nhật”

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn định hình về quảng cáo Facebook ads chuẩn nhất.

Và tôi chắc rằng bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được các chiến dịch quảng cáo của mình qua series Tự chạy quảng cáo facebook của tôi.

Bạn sẽ học được:

  • Các mục cần chuẩn bị để chạy một chiến dịch quảng cáo
  • Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào
  • Cách thiết lập chiến dịch Quảng cáo Facebook ads từ cơ bản tới nâng cao
  • Mẹo về cách đặt đối tượng, nhắm mục tiêu, vị trí, v.v.
  • Những lưu ý để đạt hiệu quả quảng cáo và lợi nhuận bán hàng tốt nhất ( chưa ai chia sẻ )
  • Loại chiến dịch lại đang chạy hiệu quả nhất

Bắt đầu nào!

Chạy quảng cáo facebook ads cần chuẩn bị những gì

Dành cho ai mới làm quen với quảng cáo Facebook, bạn cần chuẩn bị 3 thứ là: Fanpage, tài khoản quảng cáo và thẻ thanh toán.

1. Trang Fanpage

Fanpage được ví như “cửa hàng” online, vì thế nó cực kì quan trọng và cần được tạo dựng cần thận. Nếu bạn gặp một quảng cáo của một “trang cá nhân” thì đó chính là Fanpage được đặt tên cá nhân.

Fanpage Facebook Hieuaccount Agency
Fanpage Facebook Hieuaccount Agency

Bạn sẽ tạo trang Fanpage từ chính tài khoản Facebook của mình. Bạn thực hiện các hoạt động như đăng bài viết, hình ảnh, tương tác với khách hàng trên đây. Chính vì vậy hãy chăm sóc cho nó thành một trang uy tín và chuyên nghiệp.

Chất lượng của Fanpage Facebook là một yếu tố giúp quảng cáo đạt hiệu quả cáo và khách hàng có thiện cảm hơn. Hãy thực hiện tạo và chăm sóc Fanpage với các lưu ý sau:

Cập nhât đầy đủ thông tin cơ bản như: Tên, ảnh đại diện, ảnh bìa, giới thiệu, số điển thoại, website (nếu có)..

Viết bài thường xuyên chia sẻ về kiến thức, sản phẩm, dịch vụ của mình. Chú ý chọn ảnh đẹp, chất lượng cao, thông tin hữu ích.

Để bắt đầu quảng cáo, bạn hãy chăm sóc Fanpage 7 – 10 ngày để tạo độ trust. Tin tôi đi, đừng nóng vội mà chạy quảng cáo ngay sau khi tạo trang.

2. Thẻ thanh toán VISA hoặc Master Card

Facebook chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán Quốc tế cụ thể là VISA hoặc Master Card. Bạn cần ra ngân hàng để mở thẻ.

Thẻ VISA và Master Card
Thẻ VISA và Master Card

Một số ngân hàng có thời gian mở thẻ nhanh, phí duy trì thấp, dùng ổn định và tỉ lệ cao được Facebook duyệt là:

  • ACB – Có thẻ sử dụng sau 30p đăng kí.
  • Vietcombank – Dùng khá ổn định, phí thấp. Lấy thẻ sau 7 ngày
  • Techcombank – Được hoàn 1% số tiền chi tiêu trong tháng (nếu chạy ngân sách lớn thì khá nhiều đó nha).
  • BIDV – Dùng khá ổn định, phí thấp.

*Visa/Mastercard có 2 loại thẻ chính:

Thẻ Debit (thẻ ghi nợ): Là loại bạn phải nạp tiền vào rồi mới sử dụng được ( Nên dùng )

Thẻ Credit (thẻ tín dụng): Là loại thẻ mà bạn được phép dùng tiền trước, thanh toán sau (Không nên dùng)

Tôi khuyên bạn nên dùng thẻ Debit, vì dễ đăng kí, kiểm soát được ngân sách.

Ngược lại, thẻ Credit đăng kí phải có nhiều giấy tờ, mất thời gian. Đặc biệt khó kiểm soát được ngân sách, có thể lỡ chạy quá rất nhiều tiền, hoặc tiềm ẩn rủi ro khi không may rơi vào tay người khác.

Khi đi làm thẻ bạn nhớ mang Căn cước công dân và khoảng 200k/1 ngân hàng để làm thẻ. Phí mở thẻ thường dao động từ 50k – 200k tùy ngân hàng. Một số ngân hàng mở thẻ miễn phí như: MB Bank.

Lưu ý: Nhớ yêu cầu ngân hàng kích hoạt thẻ, thẻ phải được kích hoạt mới có thể sử dụng.

Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức thanh toán bằng ví điện tử MoMo, nó giúp hạn chế tình trạng ” bị khóa tài khoản quảng cáo Facebook”. Tuy nhiên cách sử dụng khá lằng nhằng, cần mày mò nhiều. Tôi sẽ có bài chia sẻ sau.

3. Tài khoản quảng cáo

Có ai loại tài khoản bạn có thể tạo và sử dụng là: Tài khoản quảng cáo cá nhân và tài khoản quảng cáo doanh nghiệp.

Tài khoản quảng cáo cá nhân

Là loại tài khoản phổ biến nhất, được cài sẵn trong trình quản lí quảng cáo Facebook. Bạn chỉ cần truy cập vào trình quản lí là đã có thể sử dụng ngay. Phù hợp với các bạn mới làm quen với Facebook ads.

Cách truy cập tài khoản quảng cáo cá nhân:

– Trên điện thoại:

Bạn thực hiện tải ứng dụng “Quảng cáo trên Facebook” trên CH Play (android)  hoặc App Store (iphone) để quản lí và tạo quảng cáo trực tiếp trên đó.

Ứng dụng quản lí quảng cáo trên Facebook
Ứng dụng quản lí quảng cáo trên Facebook

– Trên máy tính

Có 2 cách:

  1. Cách 1: Truy cập trực tiếp đường dẫn https://www.facebook.com/ads/manager/
  2. Cách 2: Trên thanh công cụ bên trái giao diện chính của Facebook, bạn chọn mục trình quản lí quảng cáo, hình minh họa dưới đây.
Truy cập trình quảng cáo từ máy tính
Truy cập trình quảng cáo từ máy tính

 

Tài khoản Business Manager

Còn gọi là tài khoản BM – tài khoản quảng cáo doanh nghiệp: Như tên gọi, đây là loại tài khoản dành cho các công ty, tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo một tài khoản quảng cáo doanh nghiệp mà không cần có một doanh nghiệp thực. Tuy nhiên, nếu không được xác minh tài khoản sẽ không được hưởng các ưu đãi hạn mức thanh toán và hỗ trợ tốt khi gặp vấn đề hạn chế quảng cáo hay bị khóa.

Với kinh nghiệm mình khuyên các bạn nên sử dụng Tài khoản Business Manager vì các lí do sau:

  • Ưu tiên cập nhật tính năng mới trên quảng cáo Facebook.
  • Được support nhanh nhất từ nhân viên của Facebook.
  • Giao diện quản trị tiện lợi, sử dụng được những tính năng quan trọng như: Facebook Pixel, chạy được ngân sách lớn..

Các bước tạo tài khoản Business Manager:

  • Bước 2: Làm theo hướng dẫn để tạo được một tài khoản quảng cáo.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn vào cài đặt cho doanh nghiệp và điền các thông tin của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn sẽ thêm Trang Facebook và người đồng quản trị tài khoản quảng cáo Business.

Lưu ý: Bạn có thể thuê xác minh tài khoản BM hoặc mua những tài khoản đã xác mình tuy nhiên phải chọn người thật sự uy tín và phải có bảo hành rõ ràng.

Thị trường mua bán tài khoản rất nhộn nhịp và đầy rủi ro, lời khuyên chân thành là hãy check kĩ thông tin của người bán trước khi giao dịch.

Oke. Chỉ cần chuẩn bị những thứ cơ bản là bạn đã có thể sẵn sàng setup chiến dịch quảng cáo rồi.

Tôi đùa đấy! Tiếp theo, tôi muốn bạn nắm được TƯ DUY ĐÚNG về quảng cáo Facebook và các dạng quảng cáo để lựa chọn đúng cho sản phẩm của mình.

Mindset đúng về cách chạy quảng cáo trên Facebook

1. Facebook ads là thị trường màu mỡ dễ “ăn”

Đó là câu khẳng định đúng về thị trường Facebook 7 năm về trước, lúc mà chưa nhiều người biết đến và “nhảy vào”. Hiện tại thị trường rất cạnh tranh đòi hỏi năng lực triển khai quảng cáo phải tốt hơn, tốt hơn rất nhiều.

Muốn chiến thắng các đối thủ khác bạn phải tối ưu được các điều kiện sau:

  1. Sản phẩm tốt
  2. Giá tốt
  3. Chăm sóc khách hàng tốt
  4. Có chiến lược về sản phẩm ( sản phẩm phễu, sản phẩm chủ lưc, sản phẩm bán kèm..)
  5. Xây dựng được thương hiệu riêng

Nếu bạn làm đủ tốt, thì Facebook vẫn là một “mỏ vàng” giúp bạn đạt được sự giàu có.

2. Liên tục và liên tục thử nghiệm

Đừng ngại bỏ ngân sách để test thị trường, sản phẩm, mẫu quảng cáo, target..

Hãy bỏ ra 1 – 2tr để test các sản phẩm bạn dự định bán. Khi có kết quả, tính toán chi phí lợi nhuận/chi phí bỏ ra xem có nên nhập hang về không.

Trong quá trình chạy, hãy chia ngân sách theo tỉ lệ 20:80, trong đó 20% ngân sách để test và 80% để chạy các bài có hiệu quả. Mỗi mẫu quảng cáo chỉ có độ hiệu quả từ 2 tuần – 2 tháng mà thôi, bỏ tiền ra test để có thể backup ngay khi các chiến dịch khác hết hiệu quả.

3. Hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng

Đây là điều cơ bản nếu bạn muốn triển khai quảng cáo một cách hiệu quả. Hãy dành 2 – 3 ngày để nghiên cứu về sản phẩm, khách hàng tiềm năng. Nắm được các yếu tố đó bạn sẽ tự khắc tạo ra những “content chất lương” để tiếp cận khách hàng.

Đừng vất tiền lãng phí do quá nóng vội lên camp.

Các bạn có thể sử dụng Audience Insights – công cụ được cung cấp miễn phí bởi Facebook để nghiên cứu nhân khẩu học, hành vi của khách hàng.

Công cụ giúp bạn phân tích được các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, vị trí, sở thích, hành vi, thiết bị sử dụng…Từ đó bạn giúp bạn xây dựng lên chân dung khách hàng và target quảng cáo một cách hiệu quả.

Đây là kinh nghiệm sương máu mà mình đã ngộ ra khi triển khai quảng cáo. Nó thực sự đáng giá, hay ghi nhớ nhé bạn!

4. “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”

Nghiên cứu đối thủ, thị trường là công việc bắt buộc phải làm đối với người làm nghề chạy quảng cáo facebook.

Các lí dó bạn phải thực hiện công việc này:

Tham khảo hoạt động quảng cáo của đối thủ: content, sản phẩm, chiến lược, tần suất hoạt động, mức độ cạnh tranh, cách vận hành Fanpage..

Từ đó bạn lên kế hoạch quảng cáo kĩ lưỡng, chi tiết, chất lượng hơn đối thủ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.

Tôi xin giới thiệu với bạn công cụ check quảng cáo của đối thủ là “Thư viện quảng cáo” – truy cập https://www.facebook.com/ads/library/

Một công cụ miễn phí tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt các bạn tự học quảng cáo trên facebook.

Nó giúp bạn check tất cả các quảng cáo đã và đang hoạt động của tất cả đối thủ bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm.

Tìm kiếm từ khóa "giày đẹp"
Tìm kiếm từ khóa “giày đẹp”

3 dạng quảng cáo cơ bản trên Facebook

Mỗi sản phẩm, mỗi ngành đều có những dạng quảng cáo tiếp cận khách hàng phù hợp, hãy nghiên cứu các dạng dưới đây là lựa chọn cho mình những dạng phù hợp nhé. ( Chỉ test mới có thể cho ra kết quả chính xác, mọi dự đoán, ước lượng chỉ để tham khảo).

Quảng cáo Facebook cơ bản – Facebook ads

Dạng quảng cáo cơ bản này sẽ được hiển thị ở cột bên phải của trang Newsfeed, bao gồm tối đa 25 ký tự tiêu đề, 90 kí tự mô tả ngắn và một hình ảnh hấp dẫn có kích thước 100×72 pixel.

Đây là dạng quảng cáo được hiển thị ở cột bên phải của trang Newfeed trên giao diện máy tính.
Định dạng của nó gồm: Ảnh có kích thước 100×72 pixel, tiêu đề tối đa 25 kí tự, mô tả tối đa 90 kí tự.
Đích đến của dạng quảng cáo cơ bản là Fanpage, trang web hoặc có địa chỉ khác do bạn chỉ định.
Hãy test các hình ảnh, mô tả khác nhau để kiểm tra độ tương tác, thu hút khách hàng.

Quảng cáo được tài trợ – Sponsored Stories

Đây là dạng quảng cáo được hiển thị ở nhiều vị trí như: Bảng tin, cột bên phải, Facebook Marketplace, Facebook Stories,Kết quả tìm kiếm trên Facebook…Đây cũng là định dạng được sử dụng nhiều nhất bởi độ hiệu quả.

Ở định dạng này, khách hàng có thể tương tác trực tiếp lên bài đăng như like, share, bình luận, chia sẻ, nhắn tin, điền form…

Quảng cáo được tài trợ
Quảng cáo được tài trợ

Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video, ảnh băng truyền để chạy quảng cáo. Bạn cũng có thể cài đặt được vị trí hiển thị cho từng chiến dich và kết hợp test xem vị trí nào cho ra kết quả tốt nhất.

Nói chung, đây là định dạng tốt nhất hiện tại, nên tập trung vào tối ưu dạng này.

Quảng cáo đề xuất bài đăng

Giống như tên gọi, đây là dạng quảng cáo dựa vào đề xuất của Facebook. Có nghĩa là khi bạn truy cập hay tương tác vào bài đăng trên Facebook Watch thì Facebook sẽ tự động đề xuất các nội dung tương tự để bạn xem.

Quảng cáo đề xuất bài đăng
Quảng cáo đề xuất bài đăng

Đây là một dạng quảng cáo khá tốt, nó giúp target đến khách hàng có cùng nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Đến đây bạn đã nắm được 3 dạng chính này chưa, nếu chưa thật rõ, hãy đi đến phần tiếp theo, mọi thứ sẽ rõ ràng chi tiết hơn nhiều đấy!

Cách chạy quảng cáo facebook ads 2022 ( Giao diện mới nhất  )

Nội dung phần này tôi sẽ chia sẻ với bạn gồm có:

  • Cấu trúc của chiến dịch quảng cáo Facebook
  • Các bước thiết lập cơ bản để chạy quảng cáo trên Facebook
  • Các thao tác với chiến dịch, nhóm, quảng cáo cần thiết
  • Vài mẹo giúp bạn chạy quảng cáo Facebook ads hiệu quả

Lưu ý: tôi đang hướng dẫn bạn trên giao diện trình quản lí quảng cáo mới nhất năm 2022.

Bước 1: Tạo quảng cáo mới và chọn mục tiêu

Đầu tiên bạn cần truy cập vào Trình quản lí quảng cáo, sau đó giao diện sẽ hiện ra như ảnh phía dưới đây. Bạn thực hiện bấm nút “TẠO” màu xanh lá cây để tạo mới 1 chiến dịch.

Một cửa sổ chọn mục tiêu chiến dịch hiện lên, trong đó có 6 loại mục tiêu cho bạn lựa chọn lần lượt là:

6 loại mục tiêu
6 loại mục tiêu

(Lưu ý: Hãy quan tâm nhất đến cách mà Facebook phân phối quảng cáo đối với mỗi loại mục tiêu, hãy để ý những đoạn tôi in đậm. Facebook phân phối quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng)

1. Mức độ nhận biết

Hiển thị quảng cáo cho những người có nhiều khả năng nhớ đến quảng cáo nhất. Ở dạng này, bộ máy của Facebook tập trung hiển thị tới nhiều người nhất có thể.

Mức độ nhận biết

Gồm 3 loại chiến dịch là: Số người tiếp cận, mức độ nhận biết thương hiệu và lượt xem video.

Sử dụng trong trường hợp: Quảng cáo này phù hợp với các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thương hiệu, sản phẩm mới cho nhiều người biết đến, với ưu điểm là tiếp cận khách hàng với chi phí cực rẻ.

2. Lưu lượng truy cập

Thu hút khách hàng tiềm năng của bạn truy cập vào trang web, ứng dụng và sự kiện trên Facebook của doanh nghiệp bạn. Đối với dạng này, Facebook tập trung hiển thị quảng đối với những người có khả năng truy cập sau khi nhìn thấy quảng cáo của bạn.

Lưu lượng truy cập

Gồm 2 loại chiến dịch là: Lượt click vào liên kết và lượt xem trang đích.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Muốn thu hút khách hàng vào khám phá website, sản phẩm mới, sự kiện, chương trình sắp diễn ra của doanh nghiệp.
  • Thu hút khách hàng vào ứng dụng trong thời gian tung ra các khuyến mại, ưu đãi, hay khám phá tính năng mới của ứng dụng
  • Thúc đẩy đăng kí tham ra các sự kiện trên Facebook của doanh nghiệp như các buổi livestream, tọa đàm..

3. Lượt tương tác

Tăng số tin nhắn, lượt xem video, lượt tương tác với bài viết, lượt thích Trang hoặc lượt phản hồi sự kiện.

Đối với loại mục tiêu này, quảng cáo sẽ được hiển thị tới những người có nhiều khả năng tương tác với bài viết nhất.

Lượt tương tác

Gồm 3 loại chiến dịch là: Tin nhắn, lượt xem video và lượt thích, bình luận và chia sẻ.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Chạy các chiến dịch thu hút lượt tương tác 2 chiều từ phía khách hàng. Có thể chạy dạng này và “tạo các tệp khách hàng tương tác” sau đó sủ dụng tệp này để làm phễu khách hàng tiềm năng.
  • Các chiến dịch tăng like fanpage.

4. Khách hàng tiềm năng

Thúc đẩy khách hàng tiềm năng để lại thông tin, chat qua tin nhắn để thu LEAD. Khi có lead rồi sẽ thực hiện tư vấn, chốt đơn. Đây là hình thức chạy phổ biến và hiệu quả nhất. Trong quá trình triển khai quảng cáo trên Facebook bạn cũng sẽ thường xuyên dùng mục tiêu này.

Khách hàng tiềm năng

Với loại này, quảng cáo sẽ ưu tiên hiển thị tới những người có nhiều khả năng để lại thông tin nhất.

Gồm 4 loại chiến dịch là: Mẫu phản hồi tức thì, tin nhắn, cuộc gọi, lượt đăng ký.

Sử dụng trong trường hợp:

Chạy các chiến dịch thu lead, data để tạo chuyển đổi đơn hàng.

5. Quảng cáo ứng dụng

Thu hút các khách hàng mới cài đặt ứng dụng và khách hàng cũ truy cập lại để sử dụng ứng dụng của bạn.

Quảng cáo ứng dụng

Gồm 3 loại chiến dịch là: Lượt cài đặt ứng dụng và sự kiện trong ứng dụng.

Sử dụng trong trường hợp: Thúc đẩy khách hàng tải xuống và cài đặt một ứng dụng mới của doanh nghiệp. Hoặc reMKT với các khách hàng cũ, giới thiệu sự kiện khuyến mại, ưu đãi…

6. Doanh số

Đúng với tên gọi, ở dạng này, quảng cáo sẽ được hiển thị với những người có nhiều khả năng mua hàng, đăng kí thông tin nhất. Bot của Facebook sẽ dựa trên hành vi tạo chuyển đổi của người dùng mà phân phối đến họ.

Gồm 3 loại chiến dịch là: Lượt chuyển đổi, doanh số theo danh mục, tin nhắn.

Sử dụng trong trường hợp: Đẩy mạnh doanh số, tung các chương trình, ưu đãi, mục tiêu doanh số cao nhất.

Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa: “Các bạn bắt buộc phải nắm được cách thức phân phối quảng cáo của từng loại mục tiêu để lựa chọn mục tiêu chuẩn, điều kiện đầu tiên để các chiến dịch quảng cáo được hiệu quả”

*Một việc đơn giản nhưng rất quan trọng là đặt tên Camp (tên chiến dịch)

Tôi thường đặt tên Camp theo cấu trúc sau: Tên sản phẩm.Ngày lên camp/ Vị trí, tuổi/ Mục tiêu. Ví dụ như chiến dịch dưới đây:

Áo sơ mi nam 1.3/ Hà Nội 10km 20 – 30/ Test content

Nói chung, các bạn nên đặt tên theo một cấu trúc đồng nhất và dễ hiểu. Để khi bạn chạy 1 lúc vài chục chiến dịch khi nhìn vào tên và nhóm, quảng cáo các bạn có thể phân biệt được từng chiến dịch khác nhau. Giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lí.

*Cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo Facebook

Hay nói cách khác, đây cũng là các mục mà bạn cần thiết lập cho quảng cáo của mình.

Một chiến dịch quảng cáo Facebook gồm 3 phần:

  1. Phần chiến dịch quảng cáo: Thiết lập mục tiêu chiến dịch như: Tin nhắn, tương tác, chuyển đổi, tiếp cận,…
  2. Phần nhóm quảng cáo: Thiết lập nhắm mục tiêu, target đối tượng như: vị trí, tuổi, giới tính, sở thích,…
  3. Phần bài viết quảng cáo: Thiết lập các mẫu quảng cáo: ảnh, video, content, nút kêu gọi hành động

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản thế này:

Cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo Facebook
Cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo Facebook

Mỗi sản phẩm có thể chạy nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau.

Ví dụ: Sản phẩm IPHONE 13 có thể chia ra 2 chiến dịch là khách hàng Nam và khách hàng Nữ (2 chiến dịch riêng biệt, không liên quan đến nhau)

Mỗi chiến dịch lại có thể có nhiều nhóm.

Ví dụ: Đối với Chiến dịch IPHONE 13 khách hàng Nam chia ra 2 nhóm là Khách hàng Nam 20 – 30 tuổi, 30 – 40 tuổi

Mỗi nhóm quảng cáo lại có thể có nhiều quảng cáo

Ví dụ: Đối với nhóm Khách hàng Nam 20 – 30 tuổi lại chia ra 2 bài quảng cáo để chạy là ẢNH IPHONE 13 và VIDEO IPHONE 13.

Hơi khó hiểu phải không nào, hãy nhìn ảnh mô tả bên dưới để dễ hình dung nhé.

Oke. Vậy là hết bước 1, cũng có nghĩa là bạn đã cài đặt xong phần Chiến dịch quảng cáo.

Chuyển sang bước tiếp theo nào.

Bước 2: Thiết lập nhóm quảng cáo và nhắm đối tượng mục tiêu (Audience Target)

1. Thiết lập nhóm quảng cáo

*Tên, vị trí chuyển đổi và trang Facebook

– Đầu tiên là đặt tên nhóm, mỗi quảng cáo thường có 1 – 3 nhóm nên bạn cần đặt tên để phân biệt.

– Sau đó là chọn vị trí chuyển đổi: nơi mà khách hàng sẽ để lại thông tin hay tương tác với bạn.

– Tiếp nữa là chọn Trang Facebook mà bạn dùng để chạy quảng cáo.

Ngân sách & lịch chạy.

Ngân sách và lịch chạy quảng cáo facebook

– Về ngân sách, có 2 mục là

Ngân sách chọn đời: Thiết lập ngân sách quảng cáo trong phạm vi ngày: Ví dụ từ 1/3/2022 – 7/3/2022. Nhược điểm là không kiểm soát được ngân sách chạy, có thể cắn hết ngân sách sau 1 ngày. (Không nên dùng)

Ngân sách hằng ngày: Thiết lập ngân sách quảng cáo theo ngày. Cài đặt bao nhiêu sẽ Facebook sẽ phân phối bấy nhiêu. Tuy nhiên thường sẽ hết ít hơn hoặc nhiều hơn 1 chút so với ngân sách bạn đặt.

– Về lịch chạy

Nếu bạn chọn ngân sách trọn đời thì đây là nơi bạn sẽ cài đặt ngày mà bạn muốn chạy.

Nếu bạn chọn ngân sách hằng ngày thì bạn bỏ qua bước này, để mặc định cho mình.

2. Thiết lập đối tượng quảng cáo (Audience Target)

Tiếp theo, bạn sẽ thiết lập đối tượng mà bạn muốn quảng cáo hiển thị đến. Trước khi đến bước này, hãy chắn chắn với tôi rằng bạn đã xác định được chân dung khách hàng.

Ở mục đối tượng, bạn có 2 tùy chọn là:

  1. Tạo đối tượng mới
  2. Sử dụng đối tượng đã lưu

Bạn có thể sử dụng các đối tượng mà mình đã lưu sẵn để chạy quảng cáo. Thường thì sau 1 thời gian chạy, bạn có thể tạo những tệp khách hàng dùng để Remarketing hay tạo tệp đối tương tự để quảng cáo. Nó rất hiệu quả.

Tuy nhiên là người mới chạy quảng cáo trên Facebook thì bạn sẽ tạo đối tượng mới.

*Nhắm mục tiêu theo vị trí

Những người sống tại hoặc ở vị trí này trong thời gian gần đây: Bao gồm tất cả người có nhà ở hoặc đã đến vị trí bạn chọn.

Những người sống tại vị trí này: Bao gồm tất cả người có nhà ở vị trí bạn chọn.

Người ở địa điểm này trong thời gian gần đây: Người đến và đi khu vực bạn chọn trong thời gian gần đây. Thí dụ những người hay đi công tác chẳng hạn.
Những người đã ghé thăm địa điểm này: Thường là khách du lịch, khách đến cửa hàng cafe, rạp chiếu phim,..check in tại đó.

– Bạn cũng có thể chọn:

  • Cả quốc gia

  • Xung quanh một thành phố với bán kính

  • Bao quanh trọn vẹn một thành phố theo danh giới

  • Xung quanh một địa địa cụ thể với bán kính

  • Hoặc thả ghim rất nhiều địa điểm cùng 1 lúc

Chọn nhiều vị trí trong quảng cáo facebook

Tương tự như vậy, bạn có thể chọn nhiều tỉnh, thành phố, quốc gia cùng 1 lúc.

  • Loại trừ vị trí bạn không muốn hiển thị quảng cáo

Loại trừ vị trí quảng cáo

*Nhắm mục tiêu theo Tuổi & Giới Tính

Tùy thuộc vào các tệp khách hàng của bạn mà đặt độ tuổi và giới tính cho phù hợp. Nếu đã có bài quảng cáo ngon thì bạn nên chia ra làm nhiều nhóm với độ tuổi và giới tính để xem cía nào hiệu quả hơn.

*Nhắm mục tiêu theo sở thích, hành vi, nghề nghiệp.

Ở mục này, bạn chọn và cài đặt các đặc điểm của khách hàng tiềm năng của bạn.

Bằng cách: Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, sẽ hiện ra 1 loạt danh sách từ khóa liên quan để cho bạn chọn.

nhắm mục tiêu chi tiết quảng cáo facebook

Bạn cũng có thể dùng chức năng: Gợi ý và Lướt xem ở bên phải để có thể tìm được target ưng ý.

– Bạn có thể kết hợp thêm chức năng “Loại trừ đối tượng và thu hẹp đối tượng để đảm bảo target chuẩn xác hơn.

Một số đối tượng bạn có thể loại trừ ngay đó là:

  • Người dùng Thanh toán trên Facebook (30 ngày)
  • Quản trị viên Trang Facebook
  • Sử dụng thiết bị di động (dưới 1 tháng)

Để loại bỏ nick clone và đối thủ.

Bước 3: Thiết lập vị trí quảng cáo

Ảnh

Bạn có thể lựa chọn 2 cài đặt:

  1. Vị trí quảng cáo tự động: Facebook tự động chọn vị trí hiển thị quảng cáo giúp bạn.
  2. Vị trí quảng cáo thủ công: Tự chọn vị trí hiển thị quảng cáo

Mình khuyên các bạn nên chọn “Vị trí quảng cáo thủ công” để tự thiết lập vì các lí do sau:

  • Kiểm soát được các vị trí mà mình muốn hiển thị
  • Có thế test xem vị trí nào tốt, để tối ưu chi phí quảng cáo

Trong mục vị trí, bạn còn có thể chọn “Thiết bị”

Mục thiết bị này khá quan trọng, thường thì phân khúc khách hàng cao cấp nên chọn thiết bị IOS, tuy nhiên vẫn phải test xem mức độ hiệu quả.

Tiếp theo là chọn nền tảng và vị trí xuất hiện quảng cáo

Lưu ý phần chọn này, vì nó liên quan đến thói quen của khách hàng của bạn. Nghiên cứu kĩ để chọn các vị trí tốt nhất.

Còn một mục nữa đó là Tối ưu hóa & phân phối. Tuy nhiên các bạn mới chạy nên để phần này mặc định, không quá ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo.

Bước 4: Thiết lập mẫu quảng cáo: nội dung và hình ảnh,video

Đầu tiên, bạn cần đặt tên cho quảng cáo: mục đích là để phân biệt với các mẫu quảng cáo khác.

Sau đó là chọn trang quảng cáo, chọn trang thì thực ra các bạn đã làm ở bước cài đặt nhóm quảng cáo rồi.

Và giờ đến phần thiết lập mẫu quảng cáo

Thiết Lập Mẫu Quảng Cáo

Có 3 hình thức thiết lập cho bạn chọn:

  1. Tạo quảng cáo: là bạn bắt đầu tạo content, hình ảnh mới.
  2. Sử dụng bài viết có sẵn: Sử dụng các bài viết bạn đã đăng tải trên trang để chạy quảng cáo. Bạn cần nhập ID bài viết, tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
  3. Dùng mẫu mô phỏng trên Creative Hub: cái này mình cũng chưa dùng bao giờ và hầu hết cũng chả ai dùng. kaka

1. Sử dụng bài viết có sẵn

Nếu lựa chọn hình thức này, thì bạn có 2 cách để nhập bài viết có sẵn.

Cách 1: Bạn bấm vào nút “Chọn bài viết” một cửa sổ chứa các bài viết trên trang sẽ hiện ra, và bạn chọn bài viết cần quảng cáo. Như hình dưới đây

Cách 2: Bạn chọn nhập ID bài viết

Cách này, thì bạn cần truy cập vào bài viết muốn quảng cáo, và lấy dãy số ID ở trên link của bài viết đó như hình dưới đây.

2. Tạo quảng cáo mới

– Bắt đầu từ chọn định dạng quảng cáo:

Một hình ảnh/video: Cái này thường được dùng, phổ biến hơn.

Quay vòng: từ 2 hình ảnh Video: Cái này thì ít dùng hơn. Tuy nhiên quảng cáo dạng này sẽ nổi bật, sinh động hơn. Bạn hoàn toàn có thể thử với sản phẩm của mình.

– Tiếp theo là đến bước chọn nội dung:

Bạn cần tải lên hình ảnh và video, hoặc cũng có thể tạo video từ ảnh. Facebook sẽ giúp bạn biến nhiều bức ảnh tạo thành một video.

– Tiếp theo,

  • Nhập nội dung content bạn đã chuẩn bị trước vào mục “Nội dung chính

  • Nhập tiêu đề, tiêu đề sẽ xuất hiện ở bên trái nút kêu gọi hành động.
  • Nhập mô tả, phần mô tả ở dưới tiêu đề.

Chú ý: Cả 3 phần Nội dung chính, tiêu đề, và mô tả bạn đều có thể cho thêm nhiều mẫu bằng nút “Thêm tùy chọn” ở phía bên dưới mỗi mục. Tôi thì tôi không hay dùng cái thêm tùy chọn này bởi vì tôi sẽ không biết chính xác mẫu nào đang hiệu quả.

Khi bạn nhập 3 phần nội dung bên trên thì ở cột bên phải sẽ hiển thị mẫu quảng cáo của bạn khi hiển thị tới khách hàng. Bạn chú ý để ý phần này để dùng đủ chữ không bị dài quá mà che mất đi.

Cuối cùng là chọn nút kêu gọi hành động. Một loạt nút kêu gọi hành động như:

  • Gửi tin nhắn
  • Mua ngay
  • Đăng kí ngay
  • Đặt ngay
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Nhận báo giá
  • Tìm hiểu thêm
  • Đặt hàng ngay

Tùy vào sản phẩm, khách hàng và mục tiêu chiến dịch mà bạn chọn các nút cho thật phù hợp.

Oke. Như vậy là bạn đã cài đặt xong quảng cáo.

Bấm nút “Đăng” màu xanh bên góc dưới bên phải để chạy chiến dịch quảng cáo. Và đi thắp hương cầu cho lead nhé. kaka

* Khi đăng bài viết xong, bạn quay lại màn hình trình quản lí quảng cáo. Nhìn vào phần chiến dịch mình đã bấm “Đăng” sẽ có chữ “đang xét duyệt“. Có nghĩa là bài viết của bạn đang được Facebook xét duyệt trước khi chạy xem có vi phạm hay không.

Khi chiến dịch đã được xét duyệt và bắt đầu chạy thì sẽ có dòng chữ “Đang hoạt động

Vậy là bạn đã hoàn tất set up quảng cáo Facebook ads. Đi sang phần tiếp theo cực kì quan trọng nào.

Bước 5: Đọc chỉ số, đo lường và tối ưu quảng cáo

Các phần trước bạn vừa đọc, mới chỉ thỏa mãn được “chạy quảng cáo Facebook”, còn phần tiếp theo sẽ bổ xung thêm “hiệu quả”.

Các thông số cần nắm khi đọc chỉ số quảng cáo:

Kết quả:

CTR: click through rate
CPM: cost per mille
Kết nối mới qua tin nhắn
Chi phí trên mối kết nối mới qua tin nhắn
Chuyển đổi
Chi phí trên mỗi chuyển đổi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *