SEO Content là gì? Xu hướng content website 2022

SEO Content là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào. Nó giúp tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm, thu hút lượt truy cập từ khách hàng tiềm năng và tạo ra chuyển đổi.

Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết về SEO Content và cách triển khai từ A – Z.

SEO Content là gì?

SEO Content là gì? SEO content là nội dung trên website được xây dựng, tạo ra để giúp website có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (như Google). Hiểu rõ ràng hơn, nội dung cho SEO là để tối ưu cho một từ khóa (keyword) cụ thể.

Seo content là yếu tố hàng đầu mà Google dựa vào đó để xếp hạng website trên trang kết quả tìm kiếm.

Có 3 yếu tố chính bạn cần xem xét để tạo ra nội dung giúp website của bạn có thứ hạng tốt:

  1. Chiến lược từ khóa
  2. Cấu trúc website
  3. Nội dung quảng cáo
SEO Content là gì?
SEO Content là gì?

Báo cáo của HubSpot chỉ ra rằng những blog thường xuyên xuất bản bài viết nhận được nhiều hơn 350% lượng truy cập so với những blog không xuất bản nội dung thường xuyên.

10 dạng content SEO ai cũng cần biết

Content cho website có nhiều loại, tuy nhiên dưới đây là 10 loại hình content phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

1. Trang Sản phẩm (Product Page)

Trang sản phẩm là trang giới thiệu chi tiết về 1 sản phẩm đăng bán, bao gồm những thông tin quan trọng như là tên sản phẩm, giá cả, tính năng nổi bật, thông số kỹ thuật, đánh giá,…

Trang Sản phẩm (Product Page)
Trang Sản phẩm (Product Page)

Trang thương mại điện tử bán lẻ nào cũng phải chú trọng đến content. Một trang sản phẩm được đánh giá tốt vừa phải có content phục vụ SEO, vừa là content cho Pay Per Click (PPC).

Đọc thêmKỹ năng viết content thu hút khách hàng hiệu quả

2. Bài đăng trên Blog (Blog Post)

Bài đăng trên Blog là một trong những content SEO marketing cơ bản nhất để người viết thực hành viết bài chuẩn SEO. Blog có thể được dùng để thể hiện kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bạn có, nhằm cung cấp nội dung giá trị đến đối tượng bạn đọc mục tiêu.

Nhìn chung, các bài đăng blog có nội dung đa dạng hơn và thu hút nhiều lượt truy cập hơn các trang sản phẩm.

Bài đăng trên Blog (Blog Post)
Bài đăng trên Blog (Blog Post)

Chiến lược SEO cho các bài đăng trên blog bao gồm sử dụng từ khóa, backlinks và internal links cho phép các công cụ tìm kiếm lọc qua nội dung của blog và đánh giá giá trị đối với người đọc.

Nội dung có giá trị kết hợp với các từ khóa và link chất lượng sẽ giúp tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm, thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website.

Các bài đăng trên Blog cũng rất linh hoạt và hoàn toàn có thể kết hợp với các loại Content tiếp theo đây.

3. Bài đăng trên Báo (Article)

Bài đăng trên Báo (Article)
Bài đăng trên Báo (Article)

Bạn có thể tìm thấy các bài viết SEO content dạng này trên các website báo chí, thông thường là các bài báo, các bài phỏng vấn, hoặc các bài viết nổi bật có tính cập nhập,…

4. Danh sách (Post List)

Danh sách (Post List)
Danh sách (Post List)

Thực chất chỉ là một dạng bài báo hoặc là dạng bài đăng trên blog, tuy nhiên được viết theo kiểu danh sách liệt kê. Một số bài viết như “Top 10 cách giúp giảm cân nhanh” hoặc “101 điều tôi thích về New York”), giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng quét hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng gặp các dạng bài viết Toplist như vậy trên kết quả tìm kiếm của Google. Thậm chí có hàng loạt các website hoạt động theo dạng review, toplist như vậy. Thường là các web có gắn Affiliate Marketing.

Những dạng tiêu đề liệt kê dễ được nhấp hơn khi người dùng tìm thấy trên kết quả tìm kiếm hoặc mạng xã hội.

5. Bài viết hướng dẫn (Guide)

Bài viết hướng dẫn thường có nội dung dài, giải thích chi tiết cách thực hiện một điều gì đó. Các hướng dẫn đôi khi được chia nhỏ ở nhiều trang, mặc dù thỉnh thoảng cũng cho phép đọc toàn bộ nội dung dài ở một trang duy nhất.

Bạn có thể đăng toàn bộ hướng dẫn lên website, hoặc đăng một bản tóm tắt, đoạn trích và yêu cầu người đọc phải điền mẫu đăng ký để được đọc toàn bộ. Đây là một cách hay để thu được khách hàng tiềm năng, nhưng lưu ý rằng việc xây biểu mẫu đăng ký có thể làm giảm lượng truy cập mà bạn có thể hướng đến bài hướng dẫn đó.

6. Bài đăng dạng Video

Nhìn trung, các nội video trên website ít hơn các bài dạng text. Do đó, bài đăng video có thể sẽ dễ dàng xuất hiện ở trang đầu tiên kết quả tìm kiếm của một từ khóa cạnh tranh hơn là một bài báo. Tùy thuộc vào loại trang web, video có thể là cách tốt để thu hút và tiếp cận người dùng.

Bạn có thể xem xét làm những video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hoặc minh họa quy trình liên quan đến công việc của bạn. Chẳng hạn như: Một người đầu bếp có thể làm video hướng dẫn nấu ăn thu hút hơn nhiều so với một anh kĩ sư.

7. Bài dạng ảnh (Infographics)

Infographic, hay những hình ảnh định dạng lớn chứa nhiều dữ liệu ở dạng đồ thị, biểu đồ về một chủ đề nhất định có thể thu hút rất nhiều lượt xem.

Bài đăng 100+ ảnh đại diện đẹp
Bài đăng 100+ ảnh đại diện đẹp

Tuy nhiên, vì có quá nhiều nội dung được trình bày trong một ảnh, công cụ tìm kiếm có thể không đọc được nội dung như dưới dạng văn bản. Vì vậy, bạn phải tối ưu hóa kỹ càng phần còn lại của trang để bài viết dễ lên top hơn.

8. Dạng trình chiếu (Slideshow)

Trình chiếu là một cách hiển thị một loại hình ảnh có liên quan đến chủ đề nhất định. Đôi khi hình ảnh còn quan trọng hơn văn bản, ví dụ: Bài đăng về các ngôi sao đã mặc gì trong lễ trao giải Oscar. Đối với loại bài này thì SEO tiêu đề, chú thích, tên tệp hình ảnh,.. rất quan trọng để công cụ tìm kiếm dễ “đọc” được hơn.

9. Bảng chú giải thuật ngữ (Glossary)

Bảng chú giải thuật ngữ (Glossary)
Bảng chú giải thuật ngữ (Glossary)

Bạn có biết rằng nhiều người sử dụng Google để tra cứu thuật ngữ hơn là sử dụng từ điển. Bảng thuật ngữ cho ngành chuyên môn là một cách tốt để thu hút nhiều lưu lượng tìm kiếm. Bạn có thể nghĩ đến thuật ngữ nấu ăn, thuật ngữ y học, thuật ngữ về ngành thời trang, thuật ngữ kiến trúc nội thất,…

10. Thư mục (Directory)

Thư mục tổng hợp liên kết đến các trang website, hoặc thông tin xung quanh một chủ đề nhất định. Ví dụ: Một trang blog về cà phê tạo một thư mục về các địa điểm mua cà phê ngon, ở khắp cả nước.

Đọc thêm: Content marketing là gì? Xu hướng content marketing 2024

4 bước triển khai content SEO hiệu quả

Content SEO rất quan trọng quyết định một chiến dịch SEO có thành công không. Nội dung và từ khóa càng độc đáo, có giá trị và phù hợp thì khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm càng cao.

Để đảm bảo chiến lược SEO content hiệu quả, bạn tham khảo bốn bước cơ bản triển khai dưới đây:

Bước 1: Xác định rõ đối tượng đọc content website của bạn

Nói cách khác, bạn phải xác định được bạn đang viết cho ai. Bạn xác định chung chung: “Viết cho tất cả những ai cần sản phẩm của mình” vẫn đúng. Tuy nhiên, bức tranh chân dung “khách hàng lý tưởng” càng rõ ràng, chiến lược SEO content càng hiệu quả.

Xác định rõ đối tượng
Xác định rõ đối tượng

Chân dung khách hàng lý tưởng có thể bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, nghề nghiệp. Thậm chí bạn có thể phân tích tính cách khách hàng thông qua những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu, sở thích, mối quan tâm của khách hàng lý tưởng là gì?
  • Họ có những nỗi đau nào cần giải quyết?
  • Làm thế nào để sản phẩm/ dịch vụ của mình có thể giải quyết khó khăn đó?
  • Tại sao khách hàng nên mua hàng của mình thay vì đối thủ cạnh tranh?

Sau khi xác định được tính cách người mua, bạn có thể tạo content SEO phù hợp với đối tượng mục tiêu. Bạn cũng cần thường xuyên xác thực về chân dung người dùng bằng cách phỏng vấn trực tiếp và khảo sát trực tuyến để hiểu hơn khách hàng của mình.

Bước 2: Phát triển cụm chủ đề hoặc chủ đề nội dung

Mô hình cụm chủ đề là một chiến lược SEO tập trung vào việc giải quyết các chủ đề hơn là chỉ các cụm từ khóa. Điều quan trọng cần nhớ là Google và các công cụ tìm kiếm khác đang tập trung nhiều hơn vào mục đích của người dùng thay vì chỉ tập trung vào các từ khóa.

Một phương pháp triển khai content theo dạng chủ đề cực đơn giản mà hiệu quả là Content Pillar

Triển khai content theo cụm chủ đề "điện thoại"
Triển khai content pillar theo cụm chủ đề “điện thoại”

Bằng cách áp dụng mô hình cụm chủ đề, bạn cải thiện cấu trúc trang web của mình; giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung có liên quan, cuối cùng là cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng trang web của bạn.

Mô hình cụm chủ đề gồm một trang “trụ cột” đóng vai trò là trung tâm chính của nội dung với chủ đề bao quát, bên cạnh đó có nhiều trang nội dung liên quan đến chủ đề liên kết. Trang trụ cột liên kết đến từng trang cụm và mỗi trang trong cụm liên kết trở lại nội dung trụ cột bằng cách sử dụng cùng một cụm từ khóa. Bằng cách đó, khi bất kỳ phần nội dung nào trong cụm hoạt động tốt, toàn bộ cụm sẽ cùng được thúc đẩy.

Bước 3: Xác định các từ khóa hiệu quả sử dụng

Tạo Content SEO nhắm đến hai đối tượng: khách hàng và công cụ tìm kiếm mà họ sử dụng. Bạn cần phát triển nội dung của mình sao cho phù hợp với các truy vấn tìm kiếm của khách hàng, nhưng cũng xếp hạng cao nhất có thể trên Google.

Sử dụng các từ khóa phù hợp là điều cần thiết. Từ khóa rộng đối với những website lớn có thể là tốt nhất.

Chẳng hạn: Gõ từ khóa “iPhone”, website các cửa hàng lớn sẽ xuất hiện đầu tiên trong kết quả của Google.

Với các website nhỏ hơn, các cụm từ tìm kiếm theo địa lý cụ thể (chẳng hạn như “pizza gần tôi”) hoặc từ khóa đuôi dài (cụm từ tìm kiếm có ba từ trở lên) sẽ hoạt động tốt hơn. Những từ khóa này thường ít có sự cạnh tranh hơn và vẫn có thể tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu.

Hiện nay có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa trên Internet giúp bạn xác định từ khóa nào có lưu lượng tìm kiếm cao nhất và từ khóa nào có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất,

Bước 4: Tạo nội dung Content SEO chất lượng

Đã đến lúc thực sự viết bài cho blog, website của bạn rồi đó. Bạn đã có đối tượng mục tiêu của mình và các cụm chủ đề, các từ khóa xung quanh.

Đọc thêm: Hướng dẫn viết content chuẩn SEO cho người mới bắt đầu

Dưới đây là một số yếu tố khác cần ghi nhớ:

Ngôn ngữ thương hiệu

Ngôn từ cần phù hợp với khách hàng lý tưởng của bạn. Ví dụ: Nếu tệp khách hàng của bạn là các mẹ nội trợ, sử dụng những ngôn ngữ tuổi teen, gen Z có lẽ không phải lựa chọn phù hợp.

Links

Có hai dạng liên kết cơ bản mà bạn có thể sử dụng là backlinks và internal links (Link nội bộ).

  • Liên kết ngược (backlink) là những liên kết bạn đưa vào nội dung của mình để chuyển hướng người dùng đến một trang web khác.
  • Liên kết nội bộ (internal link) là các liên kết đến các trang khác trên trang web của bạn, các trang đó nên nằm trong cụm chủ đề của bạn.

Hãy coi những liên kết này như một cách để dần dần xây dựng uy tín của website theo thuật toán Google.

Lịch trình đăng nội dung content SEO

Điều quan trọng là đăng nội dung lên trang web của bạn một cách đều đặn. Bạn không nên dồn đăng nhiều bài một lúc trong tuần này và không đăng gì trong tuần tiếp theo.

Ngoài ra, hãy lên lịch khi nào cần cập nhật nội dung của bài đăng. Nội dung lỗi thời không chỉ là không tốt cho SEO mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.

  • Sử dụng các backlink chất lượng để chứng minh nền tảng và kiến ​​thức của bạn về các chủ đề bạn đang tập trung.
  • Đừng sao chép nội dung đã được xuất bản chỉ vì nó có nhiều lượt xem.

Trên đây là một số nội dung chi tiết về SEO Content mà Hieuaccount agency được đúc kết trong quá trình triển khai content website. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để phát triển website, blog đạt thứ hạng cao trong tương lai !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *