Content Angle là khái niệm không quá xa lạ với với những ai đang làm Content Marketing. Để có được Content Angle xuất sắc thì các content-er phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho bài viết của mình. Vậy thực chất, Content Angle là gì?
Content Angle là gì?
Content Angle là việc người viết thông qua những ý tưởng, tình huống, nhân vật khác nhau để thể hiện một chủ đề theo cách độc đáo, hấp dẫn nhất.
Chẳng hạn, trong khi các thương hiệu khác đang loay hoay với những thông điệp chúc mừng ngày Tết, gia đình sum họp, thì Biti’s Hunter đã tung ra chiến dịch “Đi để trở về” thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng mục tiêu. Để tìm ra được một hướng Content Angle độc đáo và nổi bật như thế, các content-er phải thực sự đầu tư nhiều thời gian và chất xám để nghiên cứu tâm lý khách hàng mục tiêu và tìm lối đi riêng cho thương hiệu của mình.
“Nâng tầm content” với 7 mẫu Content Angle
Trên thực tế, thật không dễ dàng gì để nảy ra những ý tưởng Content Angle độc đáo. Tuy nhiên, với 7 mẫu Content Angle dưới đây, bạn hoàn toàn có thể “nâng tầm content” của mình:
1. Bài viết từ chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng
Người đọc có xu hướng tin tưởng vào trình độ chuyên môn và lời khuyên của những chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, đặc biệt là người hâm mộ của họ .Vì thế, bài viết từ những nhân vật này là một giải pháp hiệu quả để xây dựng tên tuổi của website.
“Tôi rất tâm đắc với lời khuyên về tài chính cá nhân rằng: Tài chính cá nhân 20% là có hiểu biết, 80% là có động lực. Bạn cần có động lực để duy trì việc theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài/ Tôi lựa chọn cách chậm mà chắc, không lựa chọn cách làm giàu nhanh”, Chi Nguyễn – blogger lĩnh vực giáo dục ( có bằng Tiến sĩ Giáo Dục tại Mỹ, khá nổi tiếng trong giới trẻ hiện nay) chia sẻ trên báo CafeF.vn
Rõ ràng, khi xuất hiện bài viết của chị Chi Nguyễn – người có độ uy tín cao giúp website CafeF.vn nhận đạt được:
- Nhận được 1 lượng lớn lượt truy cập lớn từ người hâm mộ của Blogger này
- Người đọc bài viết nhận được sự tin tưởng từ nội dung, từ đó xây dựng được độ uy tín của website
- Về mặt SEO, website được công cụ tìm kiếm Google đánh giá thẩm quyền, độ tin cậy cao, tăng độ trust của website.
2. Bài viết giải quyết vấn đề cụ thể
Một bài viết đưa ra giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể sẽ rất kích thích người đọc ấn xem và hơn nữa, nó còn thúc đẩy xu hướng chia sẻ, đặc biệt nếu đây là bài đầu tiên trong ngành giải quyết được vấn đề này.
Chẳng hạn, bài viết “7 cách viết content quảng cáo Facebook “thu hút” khách hàng” sẽ giải quyết vấn đề rất cụ thể của người đọc.
Đọc thêm: SEO Content là gì?
3. Bài viết hướng dẫn “Làm thế nào?”
Bài viết dạng “Làm thế nào” sẽ giúp người học được cách làm điều gì đó nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn hoặc tạo ra hiệu quả hơn người khác. Bạn có thể kết hợp cả hình ảnh và video để làm cho bài hướng dẫn của mình trực quan, dễ hiểu hơn. Khi đó, hiệu quả truyền đạt sẽ cao hơn rất nhiều.
Một số bài viết hướng dẫn Làm thế nào:
- Làm thế nào để kết nối internet
- Làm thế nào để hết nấc
- Làm thế nào để tỉnh ngủ
- Cách tính thuế TNCN
- Cách tính phần trăm
- …
Ví dụ cụ thể “Cách cài win laptop”: bài viết có trình bày hướng dẫn từng bước, kèm hình ảnh minh họa mỗi bước, cộng thêm một video quay lại cả quá trình cài win sẽ là bài hướng dẫn vô cùng “đắt khách”.
Tuy nhiên tôi muốn nhấn manh một điều: Muốn được lên Top Google thì bài viết của bạn cần chuẩn SEO.
Đọc thêm: 35 checklist viết content chuẩn SEO
4. Bài viết dạng hỏi đáp
Điểm mạnh của bài viết “Hỏi đáp” là nó cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp, tỷ lệ truy cập bài viết sẽ thường xuyên hơn.
Một số bài viết dạng hỏi đáp như:
- Có nên nhổ răng khôn
- Có nên cạo lông mặt
- Có nên mua chung cư vinhomes
- Có nên mua iphone 13
Bài viết có chứa trích dẫn
Một bài viết chứa trích dẫn từ các tài liệu chính thống, sách, báo trong nước và nước ngoài sẽ giúp nâng cao độ tin cậy về chất lượng nội dung và làm tăng lượt tải xuống của phiên bản nội dung đầy đủ.
Ngoài ra, trích dẫn từ các câu nói của người nổi tiếng, người có độ uy tín cao cũng là một cách hay, như ví dụ dưới đây:
Bài viết mang tính so sánh
Các bài viết đánh giá và so sánh sản phẩm sẽ giúp người đọc dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Điều quan trọng là bạn phải đánh giá công bằng và khách quan, không tâng bốc hay trù dập một bên nào đó.
Ví dụ, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể trong bài viết “Nên mua laptop HP hay Dell” sẽ giúp người đọc dễ dàng so sánh và lựa chọn được hãng laptop phù hợp với nhu cầu của mình.
Bài viết dựa trên những nghiên cứu khảo sát
Khi bạn từng tiến hành nghiên cứu khảo sát thì hãy mạnh dạn đưa các kết quả nghiên cứu đó vào dạng bài viết này. Mọi người đều có xu hướng tin tưởng vào các con số hơn là chữ viết, bởi tính cụ thể và chính xác hơn.
Phân biệt Content angle và Content marketing
Về tính chất công việc, người làm content angle thì phải tiếp cận với cả bộ phận nghiên cứu, sản xuất, chăm sóc khách hàng,… để có góc nhìn đa chiều, nảy nở những ý tưởng độc đáo cho các chiến dịch phát triển của mình.
Còn content marketing chỉ làm việc với các đơn vị bên ngoài nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm và phát triển chiến dịch quảng cáo của mình.
Tham khảo các công thức viết content phổ biến để tăng tốc độ và chất lượng bài viết ngay
Phân biệt Content Angle và Content Pillar
Content Angle và Content Pillar là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau tuy nhiên rất dễ nhầm lần.
Bạn đã biết Content Pillar là gì chưa?
Trong khi Content Pillar chính là cái sườn để phát triển website đúng định hướng của Big idea, giúp nội dung trên website được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả thì Content Angle lại đóng vai trò tạo ra những sáng kiến đột phá, độc đáo, nâng cao hiệu quả chất lượng và tạo sự nổi bật của content so với đối thủ cạnh tranh của bạn.
Lời kết
Tóm lại, có thể nói Content Angle là một phần không thể thiếu nếu muốn thương hiệu của bạn ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất với công chúng mục tiêu trong các chiến dịch truyền thông của mình.
Nắm rõ được khái niệm và áp dụng thuần thục 7 mẫu Content Angle được hướng dẫn trong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ làm chủ được “cuộc chơi content” với những đối thủ “nặng ký” nhất trên thị trường.